Bạn cần làm gì? khi dữ liệu lớn lên?

Một hệ thống lưu trữ tập trung sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý, backup và chia sẽ dữ liệu một cách an toàn hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ hiện tại, bạn hoàn toàn có thể truy cập dữ liệu từ bất kì đâu và không cần đến các dịch cloud như Google hoặc Amazon.

Lợi ích của việc quản lý dữ liệu tập trung

Tại sao chúng ta nên quản lý dữ liệu tập trung?

Những ai cần sử dụng lưu trữ dữ liệu tập trung ?

Hiện nay, đa số phương pháp lưu trữ này được sử dụng bởi các doanh nghiệp và các tổ chức. Phương pháp lưu trữ này dành cho tất cả các đối tượng người dùng có nhu cầu lưu trữ thông tin, dữ liệu của mình với nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 5 đối tượng thường sử dụng phương pháp lưu trữ dữ liệu tập trung nhất:

Các doanh nghiệp và tổ chức lớn và nhỏ có nhu cầu lưu trữ và quản lý dữ liệu của họ. Bất kể lĩnh vực hoạt động, lưu trữ dữ liệu tập trung giúp họ quản lý thông tin một cách hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.

Các trung tâm dữ liệu chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu cho các tổ chức khác. Họ cung cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống để lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của khách hàng một cách an toàn và tin cậy.

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud… cung cấp khả năng lưu trữ thông qua các dịch vụ đám mây. Người dùng có thể lưu trữ dữ liệu của họ trên hệ thống của nhà cung cấp và truy cập vào chúng từ mọi nơi bằng internet.

Các tổ chức xã hội cũng có nhu cầu lưu trữ dữ liệu tập trung để quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của họ, bao gồm thông tin về thành viên, tài chính, chiến dịch và dự án.

Các cơ quan chính phủ cũng sử dụng lưu trữ dữ liệu tập trung để quản lý thông tin quan trọng như dân số, thuế, hồ sơ tư pháp, quốc gia và an ninh.

Các giải pháp lưu trữ tập trung phố biến

Memhitech với 10 năm kinh nghiệm chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực triển khai hệ thống quản lý lưu trữ dữ liệu tập trung từ quy mô nhỏ đến lớn.

NAS (Network-attached storage) là một máy chủ lưu trữ dữ liệu máy tính ở cấp độ tệp được kết nối với mạng máy tính cung cấp quyền truy cập dữ liệu cho một nhóm khách hàng không đồng nhất.

Tìm hiểu thêm

Private Cloud được xem là một đám mây nội bộ cho một doanh nghiệp, là sự kết hợp những ưu điểm của điện toán đám mây lẫn cơ sở hạ tầng tại chỗ. Chúng không chỉ linh hoạt và đảm bảo hiệu quả chi phí, mà còn giúp doanh nghiệp có mức độ bảo mật và kiểm soát cao hơn đối với các dữ liệu và tài nguyên của tổ chức.

Tìm hiểu thêm

SAN là một mạng được thiết kế để kết nối các máy chủ tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, trong đó các máy chủ truy cập tới hệ thống lưu trữ ở mức block. Ngoài SAN, NAS và CAS là các công nghệ lưu trữ nối mạng khác, trong đó NAS cho phép máy chủ truy cập dữ liệu ở mức tệp tin còn CAS cho phép truy cập ở mức nội dung

Tìm hiểu thêm